BlogKimChi.com - Blog chia sẻ về tiếng Hàn, thông tin du học và các câu chuyện bên lề cuộc sống du học sinh tại Hàn Quốc trên cơ sở các trải nghiệm của những cá nhân.
Hôm nay blogkimchi đăng tải thêm 1 bài viết nữa vào loạt bài kí sự về cuộc sống du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc các bạn có thể xem các bài đã đăng trong series bài này theo tag #DuhocHan. Bài viết hôm nay blogkimchi.com chia sẻ được chia sẻ bởi Fabooker Đặng Thanh Giang, các bạn hãy giành thời gian đọc và tìm hiểu về du học Hàn là như nào nhé :) học hỏi được nhiều kinh nghiệm :)
Tôi gặp các em vào một ngày đông rất lạnh, từ Seoul đi lúc 12h trưa mà mãi 6h tối mới đặt chân đến Busan. Hôm đó ngoài trời nhiệt độ là 4 độ C. Các em ra đón tôi với gương mặt rạng rỡ chẳng kém gì lúc báo kết quả có visa thẳng cả. Nhìn các em gầy đi, mắt thâm lên thành quầng tôi cũng biết các em vất vả thế nào. Nhưng thấy các em vui vẻ nói cười tôi cũng yên tâm một phần.
Hồi còn ở nhà, các em được bố mẹ chăm sóc, dậy bảo bao nhiêu thì sang Hàn Quốc, các em phải mạnh mẽ, tự chăm sóc mình bấy nhiêu. Vừa ngồi vào quán, các em đã thi nhau kể, từng em một, từng lời một như ngấm vào trái tim tôi.
Ảnh minh họa| đào đạt |
Một em khác vừa húp ít canh tương vừa kể hào hứng kẻ: Giờ em không phải xin tiền bố mẹ nữa, em làm thêm chị ạ (công việc sắp xếp, phân loại đồ gửi bưu điện) em làm từ 8h tối hôm trước đến 7h sáng hôm sau. Nhưng em toàn cố làm thật nhanh để còn tranh thủ ngủ được một ít chị à, vì 9h sáng em phải đến trường rồi, có bạn lớp e toàn lên lớp để ngủ thôi. Một đêm như vậy em được 1 tờ vàng và 2 tờ xanh (tầm 1.300.000 đồng) Nhưng không phải lúc nào cũng có việc. Chỉ kể đến đây mà tôi đã chẳng nói được lời nào. Đêm lạnh thế này, ở nhà còn khó ngủ huống chi các em phải đi kiếm tiền trang trải học phí. Chẳng có thời gian để ngủ mà khi nào goi điện về nhà cũng bảo con khỏe lắm, con ăn ngoan lắm, mẹ đừng lo.
Một em lớn tuổi nhất thì ngồi im nghe, sau đó mới chậm rãi kể: “Em với một bạn Thanh Hóa, 2 đứa nhận bốc hàng Hải sản, một tuần cứ 3 buổi tối. Hai đứa em chia nhau 2 tấn, bốc vào ban đêm, làm nhanh thì được nghỉ sớm, không nhanh thì chẳng được ngủ, mai phải đi học luôn. Em bị đau lưng chị ạ, cứ đêm lạnh là đau … Em còn kể nhiều chuyện nữa mà tai tôi ù đi chẳng nghe được gì. Có hai bạn khác lần đầu tôi gặp (là người Việt Nam), đi từ trung tâm khác. Chắc em tầm tuổi 1997, 1996 gì đó, vẫn chưa có việc làm nên cứ ngồi nghe kể chuyện, thỉnh thoảng góp vui vài câu: Thế ạ? Thật á??? Nhìn đến tộị!
Nhưng còn có việc làm vẫn tốt hơn là chẳng có việc mà làm. Cuộc sống Du học sinh cũng khắc nghiệt lắm!
Nếu không sang thăm các em tôi đã chẳng bao giờ được tận mắt nhìn thấy cảnh này, tai không nghe, mắt không thấy thì tôi vẫn nghĩ: Du học là hạnh phúc, là sung sướng, là một giấc mơ.
Tôi chào các em vào chiều ngày hôm sau, khi các em tan học, chỉ kịp dặn dò vài câu rồi lại lên đường về Seoul. Trên đường vè tôi cứ suy nghĩ mãi về câu chuyện của các em.
Các học sinh ở Seoul cũng chẳng sung sướng hơn. Trừ một số em gia đình có điều kiện thì cuộc sống đỡ vất vả hơn một chút. Vì seoul đắt đỏ hơn các thành phố khác nên các em cũng phải vất vả hơn, nhưng lại được lựa chọn nhiều việc. Có em làm 2 việc một lúc.Khi đổi ca, vừa chạy vừa ăn. Mấy em làm ở cửa hàng ăn, vẫn chưa quen tiếng, nên khi khách gọi đồ vẫn chưa biết khách đang gọi gì. Cuối buổi chỉ biết mình bị đuổi việc vì lý do “ngơ ngơ”. Nhiều câu chuyện các em kể vừa buồn cười, vừa thương. Nhưng tôi cũng chẳng biết làm gì cả, chỉ biết động viên vài câu: Thôi, cố lên!
Việc làm đã vất vả rồi, sau khi về phòng các em ăn tạm một bát mỳ hay cái bánh mua vội vàng rồi tranh thủ chợp mắt ở căn phòng nhỏ xíu. Được vài tiếng lại giật mình tỉnh giấc, hốt hoảng sợ muộn học. Nhưng dù khó khăn có thế nào, các em vẫn tự động viên nhau cố mà kiếm tiền để vừa tự nuôi mình, vừa gồng gánh số nợ ở quê hương.
Du học giờ chẳng còn là giấc mơ quá xa vời với tất cả mọi người nữa. Nhiều gia đình sẵn sàng cắm sổ đỏ, bán nhà cho con đi du học với một ước muốn: sau này con mình đừng khổ như mình. Ai chẳng muốn "Con hơn cha là nhà có phúc?" Chính vì thấy bố mẹ các em kỳ vọng quá nhiều. Vì thấy hoàn cảnh nhà mình khó khăn, vì thương bố, thương mẹ, vì tương lai và vì tồn tại mà các em phải lao đầu vào làm việc, làm cả đêm, đôi tay chai sạn, giấc ngủ 4, 5 tiếng là điều xa xỉ, lúc nào cũng mong được ngủ. Chợp mắt tạm lúc chờ tàu, chờ xe bus.
Bố mẹ các em quanh năm với ruộng đồng, được nghe các trung tâm vẽ rằng chỉ cần bỏ ra một số tiền 200-300 triệu (gấp đôi thực tế) con mình sẽ được sung sướng, vừa mang danh ra nước ngoài học vừa có tiền gửi về trả nợ, sau này ra trường sẽ có vốn liếng làm ăn thì bố mẹ nào chẳng mong muốn đây? Vậy là bán nhà bán đất cho con được đi Du học.
Bài viết gốc được chia sẻ trên fb |
Có đáng buồn không khi ngày càng nhiều thông tin các em bị đột quỵ, ra đi khi tuổi đời mới 24, 25 tuổi? Nợ chưa trả được hết, giờ phải vay tiền hàng xóm sang nhận thi thể con về mà chưa kịp nhìn mặt con lần cuối?
Có xót xa không khi thông tin các em bị bắt trong một lần ăn trộm không thành ở siêu thị Hàn Quốc? Có đau lòng không khi các em vì làm thêm nhiều quá khi chưa đủ thời gian lại bị trục xuất về nước?
Các em bảo với tôi: Nhưng nếu không có tiền em biết làm thế nào? Tôị đồng ý, tiền đóng góp một phần rất quan trọng cho cuộc sống của các em, nhưng đừng áp lực kiếm tiền trả nợ bằng mọi cách, bằng cả mạng sống của các em thì có đáng hay không? Nhiều bạn sang Hàn Quốc bất hợp pháp bằng con đường visa Du học, chính các bạn đang biến tướng du học Hàn Quốc thành một khía cạnh xấu khác. Có nhiều em muốn đi du học để học lại không thể vì Đại sứ quán Hàn Quốc không tuyển các học sinh miền Trung? Cái vùng đất đã nghèo, oằn mình trong thiên tai, nay muốn đổi đời lại vướng phải bao rào cản.
Tôi khuyên các em: hãy nhìn lại mình, mục đích mình đi du học là gì? Học hay làm? Nên chi tiêu hợp lý, cân bằng giữa học, làm việc, và nghỉ ngơi để có thể có kết quả học tập tốt nhất. Khi khả năng tiếng được nâng cao, các em có thể kiếm được các công việc ngày nhàn hơn, đỡ vất vả hơn mà lương sẽ cao hơn thay vì đi làm cả đêm như trước nữa. Thậm trí, các em hoàn toàn có thể dành được học bổng khi các em có kết quả học tập cao. Làm giàu chân chính là biết tính toán cho tương lai và làm giàu bằng chính tài năng của chính mình. Tôi tin các em sẽ làm được. Các em hãy tìm hiểu thật kỹ, lựa chọn các thông tin chính xác để có thể hiểu thật đúng về con đường du học. Xin chúc các bạn du học sinh thành công và chúc các em đang tìm hiểu thông tin sẽ có được sự quyết định và lựa chọn đúng đắn cho con đường đi của mình. Hy vọng rằng bài viết này sẽ nói lên được một phần nào thực trạng của các bạn đang du học sinh trên đất nước Hàn Quốc và những vất vả mà các em đang trải qua ...
Nguồn chia sẻ Fb Đặng Thanh Giang
** Từ khóa tìm kiếm:du học hàn như nào, cuộc sống du học hàn dễ không, sinh hoạt du học hàn.đi du học hàn giá rẻ, đi du học hàn hay nhật, du học hàn dễ kiếm việc không.du học hàn visa, xin visa du học hàn, visa thẳng du học hàn như nào, du học hàn du học nghề.
Rated 4.6/5 based on 28 votes